Xã Phong Thạnh là xã vùng sâu thuộc huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm ở vùng ĐBSCL, là xã anh hùng điểm căn cứ cách mạng, trải qua nhiều cuộc chiến tranh tạo nên trang sử hào hùng của người dân quê hương Phong Thạnh. Thời gian qua, Ban Thường vụ Xã đoàn đã triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình “tuyên truyền, giới thiệu lịch sử, vùng đất quê hương Phong Thạnh” thông qua quét mã QR CODE nhằm tuyên truyền cho thế hệ trẻ cùng như khách phương xã đến với xã Phong Thạnh biết được lịch sử hào hùng của con người quê hương Phong Thạnh, đồng thời giáo dục cho tuổi trẻ sự hy sinh, mất mát của cha ông ta ngày xưa đem lại cuộc sống ấm no, tự do như ngày nay. Qua đó, nhắc nhở người dân Phong Thạnh nói riêng và tuổi trẻ xã nhà nói riêng cần phải nổ lực học tập, lao động để cống hiến, xây dựng, phát triển quê hương Phong Thạnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Ảnh: Ra mắt công trình số hóa tuyên truyền lịch sử Đảng bộ xã
Hình ảnh: Tuyên truyền cho đoàn viên về lịch sử Đảng bộ xã thông qua quét mã QR
Hình ảnh: di tích lịch sử tượng đài xã Phong Thạnh được đặt trong khu hành chính xã
Bên cạnh đó, khi nhắc đến quê hương Phong Thạnh phải nhắc tới sự đoàn kết của 03 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số toàn xã tạo nên nét văn hóa đa dạng, mà nổi bật với sự phong phú của nền văn hóa Khmer, đặc biệt là các chùa Khmer với hệ thống biểu tượng kiến trúc độc đáo. Những biểu tượng này không chỉ phản ánh tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Khmer, còn là di sản văn hóa quý báu của tỉnh Vĩnh Long. Việc bảo tồn và phát huy giá trị biểu tượng kiến trúc chùa Khmer là nhiệm vụ quan trọng, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo ra giá trị du lịch bền vững cho địa phương.
Hiện toàn xã có 04 cơ sở thờ tự, trong đó có 02 chùa Nam tông Khmer, được phân bố trên địa bàn ấp II, là ấp có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Hình ảnh: Chùa Prolem meanchey (chùa Ô Phèn)
Hình ảnh: chùa Bakromma (chùa Chợ)
Điểm đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng chùa của đồng bào Khmer, đó là hầu hết các ngôi chùa được xây trên một khu đất rộng, cao ráo, có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm. Chánh điện được đặt ở vị trí trung tâm chùa, có hành lang bao quanh và luôn quay mặt về hướng Đông. Chóp nóc ngôi chùa đa phần có hình tam giác nhọn cao vút, hai bên nóc mái có các góc đao hình đuôi rồng uốn lượn uyển chuyển vô cùng độc đáo. Cùng với chánh điện, chùa Khmer còn có nhiều công trình khác như: cổng chùa, tường rào, sala, tháp cốt… Hầu hết các công trình kiến trúc chùa Khmer đều được phủ lên lớp sơn màu vàng rực rỡ và lộng lẫy.
Hình ảnh: Chánh điện chùa Prolem Meanchey mới được xây dựng
Điểm nổi bật dễ nhận thấy khi đến tham quan chùa đồng bào Khmer đó là hệ thống biểu tượng, hoa văn tinh xảo được nghệ nhân Khmer điêu khắc, tạo tác, đắp nổi trên nhiều hạng mục của chùa. Hệ thống biểu tượng này có thể được phân thành 5 nhóm chính gồm: nhóm biểu tượng liên quan đến thực vật (lá bồ đề, hoa sen và nhiều hình tượng dây, lá cách điệu xung quanh thân cột, vách, diềm mái chánh điện, sala và ở các ngôi tháp trong khuôn viên chùa); nhóm biểu tượng liên quan đến động vật (hình tượng kỳ lân, rắn thần Naga, hình tượng rồng ở cổng chùa và hình tượng sư tử); nhóm biểu tượng liên quan đến linh vật gồm có hình tượng chim thần Krut, Hổ phù (người Khmer gọi là Reahu), hình tượng chằn (hay còn gọi là Yeak); nhóm biểu tượng liên quan đến nhiên thần bao gồm: thần Bốn Mặt, nữ thần Kây No (còn gọi là Apsara) và nữ thần Lakshmi; nhóm biểu tượng đề cập đến đức Phật Thích Ca gồm có hình tượng đức Phật Thích Ca thờ trong chánh điện, được xem là linh hồn của ngôi chùa. Bên cạnh đó, nội thất chánh điện còn được vẽ nhiều bức họa đề cập đến cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và quá trình hoằng dương Phật pháp của đức Phật Thích Ca.
Hình ảnh: Kiến trúc độc đáo của chùa Bakromma
Hình ảnh: Kiến trúc cổ xưa trong chùa Prolem Meanchey
Bảo tồn và phát huy giá trị biểu tượng kiến trúc giúp bảo tồn di sản văn hóa quý báu sẽ góp phần làm nổi bật vẻ đẹp và giá trị văn hóa của cộng đồng người dân tộc Khmer tại địa phương.
Nguồn: Đội hình tuyên truyền, giới thiệu các di tích, công trình văn hóa trọng điểm của quốc gia, địa phương (huyện Cầu Kè).