“.::CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN TRANG THÔNG TIN TUỔI TRẺ HUYỆN CẦU KÈ ::.”

HỘI LHTN VIỆT NAM HUYỆN DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CLB THANH NIÊN THAM GIA GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Hội LHTN Việt Nam huyện chỉ đạo các cơ sở Hội trên địa bàn đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền trên các trang fanpage, Facebook của Đoàn – Hội quản lý; đẩy mạnh tuyên truyền, trao đổi, chia sẻ với Hội viên, thanh niên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của Hội viên, thanh niên, nhất là những địa bàn tập trung đông thanh niên người dân tộc thiểu số như xã Phong Phú, Châu Điền, Phong Thạnh, Hòa Ân. Ngoài ra, trong các chương trình văn nghệ, giao lưu thể dục, thể thao do huyện tổ chức, phối hợp tổ chức cũng khuyến khích hội viên, thanh niên dân tộc thiểu số đưa các loại hình trò chơi dân gian, các tiết mục múa, hát vào biểu diễn, giao lưu.

-Trong năm 2024, Hội LHTN Việt Nam huyện đã chỉ đạo thành lập mới câu lạc bộ múa Sa Dăm (Chhay-dăm) tại xã Châu Điền (xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống) với 16 thành viên. Múa trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo, là loại hình sân khấu đặc biệt, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer. Đây là điệu múa không thể thiếu trong các ngày lễ tết như Chôl Chnăm Thmây, Sene Đolta, Ok Om Bok và có thể biểu diễn mọi nơi từ sân khấu, sân chùa hay sân nhà với những động tác thoải mái, lạc quan.

Ảnh: Ra mắt câu lạc bộ múa Sa Dăm (Chhay-dăm) tại xã Châu Điền

-Duy trì có hiệu quả 02 câu lạc bộ: CLB đờn ca tài tử (16 thành viên) và CLB múa Chằn (15 thành viên). Mỗi tháng CLB sinh hoạt 01 buổi tại nhà văn hóa xã hoặc tại các chùa Khmer trên địa bàn; các thành viên trong CLB đều nhiệt tình, chăm chỉ học hỏi; CLB cũng thường xuyên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với đội hình múa hát truyền thống khác trên địa bàn huyện nhân các dịp lễ như Sene Dolta, Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay,… thu hút hơn 2.000 lượt người dân đến xem.

+ Múa chằn là một trong những loại hình múa truyền thống của người dân tộc Khmer: Theo quan niệm của người Khmer, chằn là vai phản diện, tượng trưng cho cái ác với khuôn mặt dữ tợn, điệu bộ đi đứng nghênh ngang, chuyên gieo tai họa cho con người. Trong lễ nghi tín ngưỡng, đồng bào mượn hình ảnh chằn để thể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn.

 

Ảnh: CLB múa Chằn tại xã Phong Phú

+ Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Trải qua cả trăm năm hình thành và phát triển, nghệ thuật đờn ca tài tử luôn cho thấy một sức sống bền lâu, lan tỏa khắp các miền quê, thể hiện tâm hồn phóng khoáng, tình yêu quê hương đất nước, con người của người dân đất phương Nam.

Ảnh: CLB đờn ca tài tử xã Tam Ngãi

Thời gian tới Đoàn Thanh niên – Hội LHTN Việt Nam huyện sẽ tiếp làm tốt công tác tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên, thanh niên về truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, mở rộng tập hợp thanh niên tham gia vào các CLB. Qua đó, góp phần khơi dậy lòng tự hào truyền thống tốt đẹp, tình yêu quê hương đất nước; nâng cao nhận thức, ý thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, hội viên về tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngọc Tuyền

 

 

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT CŨ HƠN

TRA CỨU THÔNG TIN

Từ khoá: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn