“.::CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN TRANG THÔNG TIN TUỔI TRẺ HUYỆN CẦU KÈ ::.”

MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP, LẬP NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn – Hội năm 2023 của Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện Cầu Kè.

Trong cuộc họp giao ban tháng 2/2023, Huyện đoàn-UB Hội huyện Cầu Kè đã triển khai một số kết quả trong tháng 2/2023 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 3/2023, trong đó định hướng việc thực hiện mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Qua thảo luận của các Đoàn cơ sở về các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhận thấy mô hình của đoàn viên Nguyễn Thuận Phát có địa chỉ ấp Bà My, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có khả thi thực hiện nên Huyện đoàn – UBH huyện đã chỉ đạo xã Hòa Ân lập kế hoạch nhằm hỗ trợ Đoàn viên thực hiện mô hình khởi nghiệp.

Tên mô hình: “Trồng chuối tá quạ cải thiện kinh tế, thân thiện với môi trường”

Nhận thấy được nhiều lợi ích từ cây chuối mang lại, đồng chí Nguyễn Thuận Phát đã tiến hành cải tạo đất vườn, chọn cây giống chuối tá họa tốt và trồng trên 26 công đất.

Qua tìm hiểu, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của thanh niên Thuận Phát có mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp lại góp phần bảo vệ môi trường, Huyện đoàn – UBH huyện đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi để tìm ra hướng hỗ trợ phù hợp và thực hiện mô hình “Trồng chuối tá quạ cải thiện kinh tế, thân thiện với môi trường”. Đồng thời, chỉ đạo Xã đoàn – UBH xã Hòa Ân hỗ trợ, hướng dẫn em Phát làm hồ sơ dự án đề nghị vay vốn và đã tiếp cận được nguồn vốn lập thân, lập nghiệp của Tỉnh đoàn với số vốn 40.000.000 đồng; phối hợp với công chức Nông nghiệp xã hỗ trợ tư vấn kĩ thuật trồng, tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra, còn tạo điều kiện để em Phát được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây cũng như cách ủ phân bón từ rơm rạ bằng các phế phẩm sinh học bảo vệ môi trường. Chuối tá quạ từ khi trồng đến thu hoạch là 10-12 tháng, mỗi buồng chuối cho từ 2-3 nải, khoảng 20-25 trái/buồng (1 trái trung bình dài hơn 30cm và nặng khoảng 0.5kg), hiện thương lái mua dao động từ 4.000-5.000 đồng/trái.

Ảnh: Mô hình trồng chuối tá quạ của đồng chí Nguyễn Thuận Phát. Địa chỉ ấp Bà My, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Ngoài việc bán trái chuối để mang lại giá trị thương phẩm, em Phát còn tận dụng nguồn lá chuối cho bà con xung quanh có thể dùng để gói các loại bánh trái, gói thực phẩm nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, thân chuối thì em Phát tận dụng trở lại làm phân bón bổ sung vào đất hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường. Chuối tá quạ là giống chuối chịu phèn tốt, nhẹ công chăm sóc nên Phát đã tận dụng rơm rạ, lá cây có sẵn để ủ phân bón cho cây vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường. Kết quả, Sau một năm thực hiện, lợi nhuận khoảng 80.000.000 đồng.

Ảnh: Mỗi buồng chuối cho từ 2-3 nải, khoảng 20-25 trái/buồng (1 trái trung bình dài hơn 30cm và nặng khoảng 0.5kg)

Ngọc Tuyền

TRA CỨU THÔNG TIN

Từ khoá: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn